5 kinh nghiệm nuôi gà đá cựa sắt quý báu từ các sư kê giỏi

Để có được một chiến kê vô địch trong các trận đấu, bạn cần phải có chế độ nuôi và chăm sóc thật cẩn thận.

Ngoài chế độ dinh dưỡng, sư kê cần quan tâm đến một chế độ tập luyện bài bản nhất.

Hệ thống chuồng trại phù hợp 

Chuồng trại là ngôi nhà của những chiến kê. Vì thế nó cần được xây dựng cao ráo, có mái che thoáng. Bạn có thể làm chuồng bằng tre nứa, chuồng bằng vải bạt, hoặc chuồng xây dựng bằng bê tông,… miễn sao đảm bảo thoáng gió vào ban ngày, kín gió vào ban đêm.

Tùy vào từng điều kiện, người nuôi có thể lắp đặt hệ thống làm mát hoặc sưởi ấm cho gà giúp gà có môi trường sống thoải mái. 

Tuy nhiên, để gà đá cựa sắt luôn khỏe mạnh thì chuồng trại phải luôn được vệ sinh sạch sẽ. Các chất thải luôn được xử lý nhanh chóng. Ngoài ra, bạn nên phun khử khuẩn chuồng trại ít nhất 2 tháng một lần.

Kinh nghiệm nuôi gà đá cựa sắt hẹ thống chuồng trại

Khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng

Muốn nuôi gà đá cựa sắt khỏe mạnh, tinh thần chiến tốt khi gặp đối thủ thì cần phải có một chế độ dinh dưỡng đúng, đủ, phù hợp.

Thóc – thức ăn tinh bột 

Chiếm đến 60-70% trong chế độ ăn của gà đá cựa sắt là tinh bột như: thóc, ngô,… Thóc cho gà ăn sẽ được lựa chọn kĩ lưỡng để loại bỏ những tạp chất, những hạt lép, hạt kém chất lượng. Gà sẽ được cho ăn hai cữ một ngày vào thời gian buổi sáng và chiều.

>> Đây là thức ăn hằng ngày của gà đá, vậy trước khi đá tầm 5 ngày, gà cần ăn gì? Xem ngay: Cho gà ăn gì trước khi đá

Chất xơ từ rau củ

Gà đá nói chung và gà cựa sắt nói riêng rất thích ăn rau xanh như rau xà lách, rau muống,… Các loại rau xanh chứa rất nhiều chất xơ, các loại vitamin K,… có tác dụng thải độc tố, rất tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, rau xanh còn cung cấp nhiều khoáng chất, giúp làm giảm thân nhiệt cho gà hiệu quả. Khi sơ chế rau củ quả, bạn có thể thái nhỏ hoặc có thể để nguyên cho gà tự rỉa.

Đạm từ động vật

Thành phần không thể thiếu trong thức ăn của gà là đạm. Trong các loại thịt bò, thịt rắn, lươn đều có chứa rất nhiều đạm tốt.

Khi bổ sung đạm cho gà bằng thực phẩm này, bạn không cần phải nấu chín, chỉ cần sơ chế sạch và cho gà ăn trực tiếp là được.

Ngoài ra, bạn có thể cho gà ăn thêm trứng cút lộn. Muốn tăng độ cứng cáp chắc khỏe thì bạn hãy cho gà ăn tôm, tép. Đặc biệt, có 1 kinh nghiệm nuôi gà đá cựa sắt để gà đá sung, gà hưng phấn hơn đó là cho gà ăn sâu, dế. 

>> Tham khảo thêm: Cho gà chọi ăn lươn sống hay chín?

Các loại vitamin khác

Sử dụng thực phẩm chức năng được coi là kinh nghiệm nuôi gà đá cựa sắt không thể thiếu. Một số loại vitamin cần thiết được các sư kê đúc kết trong quá trình sử dụng có thể kể đến như: vitamin A, C, K,… Các loại thuốc này giúp gà có thể trạng tốt hơn, mạnh mẽ, dẻo dai và lì đòn hơn.

Ngoài ra, các chất phụ gia như gừng, tỏi,… cũng là những bài thuốc mẹo dân gian có tác dụng với hệ tiêu hóa của gà.

Kĩ thuật, kinh nghiệm nuôi gà đá cựa sắt trong huấn luyện

Song song với chế độ dinh dưỡng là chế độ tập luyện bài bản. Kỹ thuật này đòi hỏi người nuôi phải đầu tư rất nhiều thời gian và tiền bạc. 

Giai đoạn vỗ béo

Ở giai đoạn này, gà gần như không được thả ra ngoài. Gà đá cựa sắt sẽ bị nhốt trong lồng hoặc chuồng. Cữ ăn của gà sẽ thay đổi. Thành phần thức ăn và các bữa sẽ được tăng lên để phù hợp với nhu cầu tăng cân của gà.

Giai đoạn siết cơ

Sau khi đã hoàn thành giai đoạn vỗ béo, gà đá cựa sắt sẽ đến với quá trình siết cơ. Với giai đoạn này, chế độ dinh dưỡng sẽ tăng giảm theo đúng mục đích của người nuôi. Lượng thức ăn và cữ ăn sẽ được giảm dần, giảm từ từ còn khoảng ⅓ một bữa.

Giai đoạn này, sư kê cần tránh các loại thức ăn tăng mỡ. Đồng thời bổ sung các loại thức ăn tăng cơ như: thịt bò, thị lươn, trạch,… Bổ sung các loại thuốc tăng cơ chuyên dụng cho gà.

Theo kinh nghiệm nuôi gà đá cựa sắt, ở giai đoạn siết cơ này, các bài tập cũng được thay đổi. Các bài tập thể dục sẽ khắc nghiệt hơn. Một số bài tập vần hơi, vần đòn, hay các bài tập chạy, bay cũng được gia tăng để phát triển cơ đùi, cơ chân và cánh.

Phương pháp quần bội tăng thể lực 

Muốn cho gà có lực thì không nên bỏ qua bài tập quần bội cho gà. Buổi sáng khi trời vẫn còn sương sẽ là thời gian lí tưởng để thực hiện quần bội. Gà sẽ được nhốt một con ngoài bội và một con trong bội để chạy bội nhằm tăng cường thể lực.

Kinh nghiệm nuôi gà đá cựa sắt tăng lực cho gà

Trong quá trình chạy bội tuyệt đối không được để gà đá cựa sắt đụng mỏ với nhau. Nếu gà bị thương trong quá trình chạy bội thì cần phải cho gà uống thuốc ngay. Khi gà yếu thì sẽ cho gà nghỉ ngơi, ngừng chạy bội.

Chế độ chăm sóc gà đá cựa sắt

Muốn gà chiến của mình khỏe mạnh, hãy lưu ý chế độ chăm sóc. Gà đá cựa sắt nên được phơi nắng ít nhất một lần, một ngày.

Đây là cách tốt nhất để tổng hợp canxi rất tốt cho hệ xương phát triển. Ngoài ra, phơi nắng còn là cách phòng tránh một số bệnh như: nấm mốc, lác mồng, rụng lông,…

Thời gian phơi nắng phù hợp từ 10-20 phút. Để hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa, bữa ăn của gà cũng cần chuẩn giờ giấc. 

Bạn cũng nên quan sát chuồng trại, thường xuyên vệ sinh hạn chế ruồi, muỗi,… để gà có thể sống thoải mái nhất. Đồng thời, om bóp với các bài thuốc như rượu nghệ,.. để gà khỏe mạnh hơn.

Kinh nghiệm nuôi gà đá cựa sắt trong khâu phòng bệnh

Kiểm soát kĩ bệnh tật cũng là cách để tăng cường sức khỏe cho gà. Người nuôi cần nắm được lịch tiêm phòng cho gà, tránh các bệnh truyền nhiễm. Chuồng trại cần cao ráo, thông thoáng, nhiệt độ ổn định hạn chế ủ các mầm bệnh. 

Trên đây là kinh nghiệm nuôi gà đá cựa sắt đơn giản mà hiệu quả của các sư kê. Hi vọng bạn sẽ học hỏi và áp dụng thành công đối với chiến kê của mình.

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHIẾN KÊ LỚN NHẤT VIỆT NAM
Giao lưu kinh nghiệm với các sư kê hàng đầu
Bấm vào đây

MẠNG XÃ HỘI

Nhận thông tin mới nhất

ĐĂNG KÝ BẢN TIN HÀNG TUẦN CỦA CHÚNG TÔI​

Không spam, chỉ thông báo về cập nhật mới nhất.

Scroll to Top